Huyện Bến Lức đang là cơ hội rất lớn cho những người có mức độ thu nhập trung bình có thể tham gia đầu tư để ở hoặc sinh lợi. Khả năng sinh lời ở khu vực này đang rất cao, đồng thời khi thị trường đang xuống thấp nên việc một nhà đầu tư lựa chọn cho mình một lô đất hợp với túi tiền là khá dễ dàng. Ngoài ra, thông tin về các dự án hạ tầng đang được đẩy mạnh triển khai tại huyện Bến Lức cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sự sôi động của thị trường này.Trên đây là bài viết phân tích 5 lý do nên mua đất tại huyện Bến Lức,tỉnh Long An:
- Vị trí đắc địa về kinh tế :
Bến Lức nằm phía Đông của tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức có diện tích 285,97 Km2, chiếm 6,59% về diện tích và 9,55% về dân số so toàn tỉnh, mật độ dân số là 433 người/km2, lớn gấp 1,93 lần so với mật độ toàn tỉnh.
Phía Bắc giáp huyện Đức Hoà, huyện Đức Huệ;
Phía Đông giáp huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh;
Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ;
Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa.
Quốc lộ 1 A hiện là trục giao thông chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
- Liên kết vùng tốt nhất trong khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh:
Theo đồ án quy hoạch mới được duyệt, thị trấn Bến Lức tiếp tục phát triển là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Bến Lức nói riêng, tỉnh Long An cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Do đó, hiện nay Chính phủ đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm đi qua huyện Bến Lức bao gồm:
- Đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương đã đưa vào khai thác hiệu quả từ năm 2010.
- Các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 kết nối liên vùng.
- Cao tốc Tân Sơn Nhất – Long An cũng đang được gấp rút triển khai.
- Bến Lức là đầu mối của các tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Bến Lức – Tân Tập và đường vành đai 3 của Thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến đường này hợp cùng đại lộ Nguyễn Văn Linh, đại lộ Võ Văn Kiệt sẽ rút ngắn đáng kể thời gian từ Bến Lức về khu vực Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn khoảng hơn 25 phút ô tô.
- Bên cạnh đó hệ thống giao thông thủy còn là nét đặc trưng của Bến Lức, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Sông Vàm Cỏ Đông là một trong những trục đường thủy dài và lớn tại khu vực miền Tây, tiếp nối giao thương với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
- Bến Lức đón nhận nhiều dự án hạ tầng “khủng”
Vành đai 4: Là đường cao tốc đô thị, với vận tốc thiết kế 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe. Đi qua địa giới hành chính của 5 tỉnh/thành phố: Bà Rịa – Vũng Tàu- Đồng Nai- Bình Dương- Thành phố Hồ Chí Minh -Long An (huyện Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc). Với tổng chiều dài: 197,6km và mức đầu tư dự kiến 98.537 tỉ đồng và thời gian thực hiện từ 2011 – 2020.
Tỉnh lộ 830: Khởi công xây dựng vào 11/2013, đi qua mặt tiền Dự án KDC An Thạnh 36 héc-ta và đô thị Waterpoint 355 héc-ta. Đây là một phần của tuyến đường vành đai 4, chạy dọc mặt tiền và là điểm giao đầu tiên của cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện dự án đã đưa vào hoạt động một số tiện ích như chợ, trường học, khu y tế, công viên….
Cao tốc Bến lức – Long Thành: Chiều dài 57,1 km ngang qua tỉnh Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng được thiết kế loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h. Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2018
Cao tốc Trung Lương- TPHCM: là một phần của tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh -Cần Thơ (gồm 3 đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ). Chiều dài: 39,8km, tổng mức vốn: 10.000 tỷ đồng, đáp ứng cho khoảng 50.000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày. Được đưa vào sử dụng tạm thời 02/2010, là tuyến đường cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên tại VN.
Ga Metro đặt tại Bến Lức: là một trong những điểm dừng chân của dự án nhà ga Metro lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Dự gồm nhiều giai đoạn thực hiện, được khởi công vào 8/2014 . Theo kế hoạch, tuyến metro đầu tiên sẽ hoàn thành và đưa vào chạy thử năm 2019, trước khi khai thác thương mại chính thức từ năm 2020.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất:
Nhờ vị trí cận kề với trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, thuận lợi cho việc đi lại và việc vận chuyển hàng hóa), những huyện giáp ranh như Bến Lức, Đức Hòa của Long An đã có rất nhiều KCN, khu thương mại thu hút đầu tư rất hiệu quả. Các KCN này chỉ cách các trung tâm đô thị Thành phố Hồ Chí Minh 30 phút đường bộ.
Các dự án FDI đã có vai trò trụ cột trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Long An. Nguồn vốn này đã “chuyển hóa” các huyện khó khăn như huyện Bến Lức trở thành vùng trọng điểm sản xuất công nghiệp với tốc độ tăng trưởng GDP đạt gấp 1,3- 1,5 lần so với mức tăng trưởng chung của tỉnh.
- Giá rẻ:
Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng thu hút khách hàng đổ về huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong thời gian qua là mặt bằng giá bất động sản tại huyện Bến Lức khá thấp so với các thị trường như Đồng Nai, Bình Dương, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Do giá đất nền ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy lên quá cao không còn khả năng sinh lời nên cũng không mặn mà đầu tư mà chuyển hướng sang những khu vực đất có tiềm năng ở vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, phân khúc đất nền ở thị trường Long An, đặc biệt là khu vực Bến Lức đang sở hữu nhiều ưu thế vì rất gần Thành phố Hồ Chí Minh. Thêm nữa, trong thời gian tới, hệ số K (làm căn cứ tính tiền sử dụng đất) ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng, ngược lại, giá đất ở Long An còn thấp nên đây cũng là một trong những cơ sở để nhà đầu tư cân nhắc.